BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA DẠNG LOÀI LAN TRONG LÂM PHẦN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH KON TUM.
BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA DẠNG LOÀI LAN
TRONG LÂM PHẦN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH KON TUM
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tính đa dạng của các loài lan (Orchidaceae), và đặc điểm sinh thái học các loài lan có tai vườn và trong lâm phần Khu BTTN Ngọc Linh bằng cách áp dụng điều tra truyền thống, công nghệ GPS, phần mềm mapinfo để biên tập, quản lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã xác đinh được 50 loài lan, thuộc 22 chi, trong đó chi dendrobium có số loài nhiều nhất 17 loài (đã có tại vườn). Nghiên cứu đã xác định trong lâm phần Khu BTTN Ngọc Linh có 16 loài năm trong danh mục sách đỏ Việt Nam, trong đó có 06 loài đã có mẫu vật tại vườn.
1. Đặt vấn đề
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Linh nằm ở trung tâm vùng sinh thái dãy Trường Sơn, có dãy núi Ngọc Linh cao thứ hai Việt Nam. Đây là một trong những vùng sinh thái được ưu tiên toàn cầu về tính đa dạng cao của sinh học, là nơi lưu trữ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh được bao bọc bởi 97,85% diện tích rừng các loại. Ghi nhận 14 kiểu thảm thực vật rừng ở 3 đai độ cao: nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp, á nhiệt đới núi trung bình. Trong đó, kiểu thảm thực vật á nhiệt đới núi thấp đóng vai trò chủ đạo cho các kiểu thảm thực vật nơi đây. Đặc biệt, trong các kiểu thảm ở khu vực Ngọc Linh nổi bật là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi trung bình độ cao 1.800m – 2.600m đây là sinh cảnh lý tưởng cho họ Lan (Orchidaceae) sinh sống. Một trong các họ thực vật lớn của khu hệ thực vật Khu BTTN Ngọc Linh là họ Lan (Orchidaceae).
Hiện nay Khu BTTN Ngọc Linh mới thu thập một số mẫu vật và chưa định danh loài, chưa có nghiên cứu, đánh giá chi tiết nào về hiện trạng phân bố, giá trị sử dụng – bảo tồn của chúng để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn bền vững các loài lan tự nhiên có phân bổ trong khu bảo tồn. Vì vậy, việc nghiên cứu sự đa dạng thực vật họ Lan (orchidaceae) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn, tạo cơ sở dữ liệu khoa học cho việc xây dựng các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đảm bảo tính kế thừa các công trình đề tài nghiên cứu trước đảm bảo tính thống nhất tài liệu đã kế thừa các tài liệu sách, các đề tài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu, dự án liên qua đến loài lan và phương pháp thu thập mẫu. Phân tích mẫu và xác định tên loài theo phương pháp tra cứu các tài liệu chuyên ngành [1,2,3,4].
2.2. Phương pháp chuyên gia
Đề đảm bảo tính khoa học, việc định danh pháp, tra cứu đã được tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia về loài lan trong và ngoài nước, nhờ đó đã xác định các kết quả của bước đầu về danh mục loài, thành lập các bản đồ chuyên đề.
2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra theo tuyến: Được thực hiện kết hợp với công tác tuần tra trên lâm phần. + Lập tuyến điều tra: Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu: Tuyến điều tra được tôi thực hiện cùng với tuyến tuần tra vào các tiểu khu: 16, 17, 18, 20, 23, 24, 25, 53, 54, 55, 64, 65, 69, 73, 76, 77, 79, 81.
+ Cự li các tuyến: Khoảng cách giữa các tuyến được chọn từ 50 – 100 – 1000m.
+ Hướng đi của tuyến: Trong điều tra, hướng tuyến được lập vuông góc với đường đồng mức chính và đánh dấu trên bản đồ (có thể hướng đi của tuyến trùng theo hướng tuần tra theo đường đồng mức).
Tuyến 1: Tại tiểu khu 16, 17, 18
Tuyến 2: Tại tiểu khu 20, 24, 25
Tuyến 3: Tại tiểu khu 23, 53
Tuyến 4: Tại tiểu khu 54, 55
Tuyến 5: Tại tiểu khu 64, 65
Tuyến 6: Tại tiểu khu 69, 73, 76, 77
Tuyến 7: Tại tiểu khu 79, 81
Tuyến 8: Tuyến điều tra mở rộng địa bàn các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Măng Ri, tìm hiểu chủ yếu các loài có độ cao trên 2000m.
2.4. Phương pháp bản đồ, GIS
Sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng lâm phần Khu BTTN Ngọc Linh để xác định vị trí, giới hạn phạm vi nghiên cứu, thành lập các tuyến nghiên cứu. Các dữ liệu không gian được xây dựng bằng tích hợp GIS và GPS (sử dụng máy GPS xác định tọa độ nơi thu thập mẫu vật, sử dụng phần mềm Mapinfo để tạo lập cơ sở dữ liệu, thành lập bản đồ chuyên đề, cập nhật quản lý thông tin).
- Kết quả nghiên cứu
3.1 Tra cứu danh pháp các loài Lan đã có tại vườn lan Khu BTTN Ngọc Linh.
Bảng 1. Danh mục các loài lan tại vườn lan Khu BTTN Ngọc Linh
Stt | Tên khoa học | Tên Việt Nam |
1 | Acampe rigida (Buch.-Ham. ex Sm.) P.F.Hunt 1970 | A Cam cứng (PHH), Bắp ngô ráp (TH) |
2 | Aerides houlettiana Rchb.f 1872 | Hoạ mi (PHH), Giáng hương quế nâu (TH) |
3 | Aerides odorata Poir. Lour. 1790 | Lan quế (PHH), Giáng hương thơm (TH) |
4 | Arundina graminifolia [D Don] Hochr. 1910 | Sậy lan (PHH), Lan sậy (TH) |
5 | Bulbophyllum affine Wall. ex Lindl. | Cầu diệp gần (PHH), Lọng đơn (TH) |
6 | Bulbophyllum ambrosia (Hance) Schltr 1919 | Cầu diệp hạnh nhân (PHH), Lọng tía (TH) |
7 | Bulbophyllum dayanum Rchb. f. 1865 | Cầu diệp Dayan (PHH), Lọng rìa lông (TH) |
8 | Bulbophyllum luanii Tixier 1965 | Cầu hành luân (PHH), Lọng Luân (TH) |
9 | Bulbophyllum pteroglossum Schltr. 1919 | Cầu hành Devangiri (PHH) Lọng hoa thòng (TH) |
10 | Bulbophyllum reptans (Lindl.) Lindl 1829 | Cầu diệp bò (PHH), Lọng bò (TH) |
11 | Ceratostylis subulata Blume 1825 | Giác thư nhọn (PHH) |
12 | Cleisostoma birmanicum (Schltr.) Garay 1972 | Mật khâu Miến điện (PHH), Miệng kín hai gai (TH) |
13 | Coelogyne prolifera Lindl.1928 | Xoan thư (PHH), Thanh đạm chồi (TH) |
14 | Cymbidium aloifolium (L.) Sw. 1799 | Đoản kiếm Lô hội (PHH), Kiếm Lô hội (TH) |
15 | Cymbidium schroederi Rolfe 1905 | Hoàng lan (PHH), Kiếm trung (TH) |
16 | Dendrobium acinaciforme Roxb. 1878 | Hoàng thảo lá cong (TH) |
17 | Dendrobium aduncum Lindl. 1842 | Hồng câu (PHH), Hoàng thảo thân gãy, Hồng cầu (TH) |
18 | Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien 1909 | Thủy tiên hường (PHH), Hoàng thảo duyên dáng (TH), Kiều tím. |
19 | Dendrobium aphyllum (Roxb.) C.E.C. Fisch. 1928 LC | Hạc vĩ. Tên khác: Lan hoàng thảo hạc vỹ, Ngọc lan, Thạch hộc không lá, Vô diệp thạch hộc. |
20 | Dendrobium bellatulum Rolfe 1903 | Hoả hoàng. Tên khác: Hoàng thảo đốm đỏ, Thạch hộc lùn, Tiểu mỹ thạch hộc. |
21 | Dendrobium capillipes Rchb. f. 1867 | Thanh Hoàng (PHH), Hoàng thảo sợi (TH) |
22 | Dendrobium crystallinum Rchb. f. 1868 | Ngọc vạn pha lê (PHH), Hoàng thảo ngọc thạch (TH) |
23 | Dendrobium dentatum Seidenf. 1981 | Hoàng thảo lá kim (TH) |
24 | Dendrobium devonianum Paxton 1840 | Phương dung (PHH), Tam bảo sắc |
25 | Dendrobium ellipsophyllum T. Tang & F.T. Wang 1951 | Hoàng thảo hương duyên |
26 | Dendrobium lindleyi Steud. 1840 | Vẩy cá, Vẩy rắn (PHH), Hoàng thảo vẩy rồng (TH) |
27 | Dendrobium nobile Lindl., 1830 | Thạch hộc (PHH), Hoàng thảo dẹt (TH) |
28 | Dendrobium palpebrae Lindley 1850 | Hoàng thảo thuỷ tiên (TH) |
29 | Dendrobium podagraria Hook. f. 1890 | Hoàng thảo tiểu hộc (TH) |
30 | Dendrobium salaccense (Blume) Lindl. 1830 | Mộc lan Sa lắc (PHH), Hoàng thảo trúc (TH) |
31 | Dendrobium terminale C.S.P.Parish & Rchb.f. 1874 | Lan trăm (PHH), Hoàng thảo nanh sấu (TH) |
32 | Dendrobium unicum Seidenfaden 1970 | Hoàng thảo đơn cam (TH) |
33 | Eria bipunctata Lindl. 1841 | Nĩ lan lưỡng điểm (PHH) Lan len hai chấm (TH) |
34 | Eria discolor Lindl. 1859 | Nĩ lan biến mầu (PHH), Lan len 2 mầu (TH) |
35 | Eria paniculata Lindl.1830 | Nĩ lan chùm tụ tán (PHH), Lan len cỏ (TH) |
36 | Eria pannea Lindl. 1828 | Nĩ lan tả tơi (PHH), Lan len rách (TH) |
37 | Eria tomentosa (J.König) Hook.f. 1890 | Tuyết nhung (PHH) Lan len nhung (TH) |
38 | Flickingeria bancana (J.J.Sm.) A.D.Hawkes 1965 | Thạch hộc ban ca (TH) |
39 | Flickingeria fimbriata (Blume) A.D. Hawkes 1961 | Thạch hộc mi |
40 | Holcoglossum subulifolium (Rchb. f.) Christenson 1987 | Tóc tiên Trung (TH) |
41 | Liparis balansae Gagnep. 1932 | Nhẵn diệp Balansa (PHH), Tai dê Bắc (TH) |
42 | Luisia morsei Rolfe 1903 | San hô Bắc (TH) |
43 | Otochilus focus Lindl.1830 | Thiệt nhĩ sậm (PHH), Rau rút hồng (TH) |
44 | Phaius tankervilleae [Banks] Blume 1852 | Địa lan hạc đỉnh nâu |
45 | Pholidota recurva Lindl. 1830 | Tục đoạn cong (TH |
46 | Schoenorchis gemmata (Lindl.) J.J. Sm. 1912 | Nang lan chồi (PHH), Trứng bướm dài (TH) |
47 | Thelasis pygmaea (Griff.) Lindl. 1859 | Củ dẹt lùn (TH) |
48 | Thrixspermum fragrans Ridl.1921 | Mao tử thơm (PHH), Xương cá thơm (TH) |
49 | Trichotosia velutina (Lodd. ex Lindl.) Kraenzl. 1911 | Mao lan lông (PHH), Lan nhung mềm (TH) |
50 | Vanda pumila Hook. f. 1896 | Huệ đà nhỏ (PHH), Vân đa thơm (TH). |
PHH: Phạm Hoàng Hộ, TH: Trần Hợp (Tên gọi theo các tác giả)
Bảng 2. Danh sách các loài Lan có tại vườn và trong Lâm phần Khu BTTN Ngọc Linh nằm trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
TT | Tên Việt Nam |
Tên khoa học | SĐVN | NĐ32 | Đã có tại vườn |
1 | Kim tuyến không cựa | Anoechtochlus acalcaratus | EN | IA | |
2 | Kim tuyến | Anoechtochlus setaceus Blume | EN | IA | |
3 | Cầu diệp ngọc linh | Bullbophyll ngoclinhensis | EN | ||
4 | Cầu diệp Tixier | bulbophyllum tixieri | EN | ||
5 | Thanh đạm Tây Nguyên | Coelogyne longiana | EN | ||
6 | Lan kiếm hồng | Cymbidium insigne | EN | ||
7 | Thủy tiên hường | Dendrobium amabile | EN | X | |
8 | Hạc vỹ | Dendrobium aphyllum | VU | X | |
9 | Bạch hỏa hoàng | Dendrobium bellatulum | VU | X | |
10 | Kim điệp thân phình | Dendrobium chrysotoxum | EN | ||
11 | Phương dung | Dendrobium devonianum | EN | X | |
12 | Hài đài cuốn | Paphiopedilum appletonianum | VU | IA | |
13 | Thạch hộc vàng lửa | Dendrobium belatulum | EN | ||
14 | Ngọc vạn pha lê | Dendrobium crystallium | EN | X | |
15 | Thủy tiên trắng | Dendrobium farmeri | VU | X | |
16 | Đơn hành lưỡng sắc | Monomeria dichroma | EN |
(Tổng hợp Kết quả điều tra Đa dạng sinh học Khu BTTN Ngọc Linh, Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên FLITCH tỉnh Kon Tum và danh mục sách đỏ Việt Nam, phần Thực Vật, 2007).
3.2 Đặc điểm sinh thái học một số loài Lan tại Vườn lan Khu BTTN Ngọc Linh
- Acampe rigida (Buch.-Ham. ex Sm.) P.F.Hunt 1970
Tên Việt: A Cam cứng (PHH), Bắp ngô ráp (TH).
Mô Tả: Phong lan, thân dài tới 2 thuớc, lá cứng. Chùm hoa 2-3 chiếc, ngắn khoảng 10 phân, hoa 5-7 chiếc, ngang rộng 2 phân nở vào Xuân-Hạ.
Nơi mọc: Từ Nam tới Bắc.
![]() |
![]() |
- Aerides houlettiana Rchb.f 1872
Đồng danh: Aerides falcata var. houlletiana [Rchb.f] Veitch; Aerides picotianum Rchb. f. 1888; Aerides platychilum Rolfe 1893.
Tên Việt: Hoạ mi (PHH), Giáng hương quế nâu (TH).
Mô tả: Phong lan, thân dài 50-70 phân, lá xanh ngắt dài 30-40 phân ngang 2-3 phân. Chùm hoa dài 30-40 phân rủ xuống. Hoa 20-30 chiếc, to 2.5 phân, hương thơm ngát, nở vào Xuân-Hạ.
Nơi mọc: Kon Tum, Đắc Lắk, Tây Ninh, Phú Quốc.
![]() |
![]() |
- Arundina graminifolia [D Don] Hochr. 1910
Đồng danh : Arundina affinis Griff. 1851; Arundina bambusifolia [Roxb]Lindley 1831; Arundina cantleyi Hook. f. 1890; Arundina celebica Schltr. 1911; Arundina chinensis Blume 1825.
Tên Việt: Sậy lan (PHH), Lan sậy (TH).
Mô Tả: Địa lan cao trên 1 thuớc, thân mập và cứng mọc thẳng, hoa 2 chiếc to nở từng chiếc một, mau tàn .
Nơi mọc: Khắp Bắc, Trung, Nam.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum affineWall. ex Lindl.
Đồng danh: Bulbophyllum kusukuensis Hayata 1914; Phyllorchis affinis (Lindl.) Kuntze 1891; Sarcopodium affine (Lindl.) Lindl. & Paxt.
Tên Việt: Cầu diệp gần (PHH), Lọng đơn (TH).
Mô tả: Phong lan, củ nhỏ, lá một chiếc dài 7 phân, cuống hoa ngắn hơn lá, hoa đơn to 3 phân, nở vào cuối Xuân, đầu Hạ.
Nơi mọc: Quảng Ninh, Ba Vì, Gia Lai, Kon Tum, Đà Lạt, Lâm Đồng.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum ambrosia (Hance) Schltr 1919
Đồng danh: Bulbophyllum ambrosia subsp. nepalense Wood 1986; Bulbophyllum amygdalinum Aver.1988; Bulbophyllum watsonianum Rchb.f.; Eria ambrosia Hance.
Tên Việt: Cầu diệp hạnh nhân (PHH), Lọng tía (TH).
Mô tả: Phong lan nhỏ, củ hình thoi, lá dài 8-10 phân. Hoa 1-3 chiếc to 2.5-3 phân, thơm nở vào mùa Đông.
Nơi mọc: Sa Pa, Tam Đảo, Quảng Ninh, Phong Nha – Kẻ Bàng, Tây Nguyên.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum dayanum Rchb. f. 1865
Đồng danh: Bulbophyllum dyphoniae Tixier 1968; Bulbophyllum hispidum Ridl. 1897; Phyllorchis dayana (Rchb.f.) Kuntze; Trias dayanum Grant.
Tên Việt: Cầu diệp Dayan (PHH), Lọng rìa lông (TH).
Mô tả: Phong lan nhỏ, củ vuông cạnh, lá 1 chiếc dài 10 phân. Cuống hoa rất ngắn. Hoa 2-5 chiếc, to 2.5-3 phân, nở vào mùa Xuân-Hạ.
Nơi mọc: Kon Tum, Pleiku.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum luanii Tixier 1965
Tên Việt: Cầu hành luân (PHH), Lọng Luân (TH).
Mô tả: Lan phụ sinh, thân rễ có đốt. Củ giả xa nhau, hình trái xoan, gốc nhiều rễ, đỉnh có một lá. Lá thuôn hẹp, dài 7-15 cm, rộng 1-1,5 cm, đầu lõm 2 thùy nông. Chùm hoa mọc từ gốc củ giả, gãy khúc, dài 10-20 cm, hoa thưa màu lục vàng với các gân tía đỏ, 5-10 chiếc, to 1.25 cm. Cánh đài thuôn hẹp cong ra, dài 1-1,2 cm. Cánh môi dày cong. Nở vào mùa Hè-Thu.
Nơi mọc: Lâm Đồng, Kon Tum.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum pteroglossum Schltr. 1919
Đồng danh: Bulbophyllum devangiriense Balak 1970; Bulbophyllum monanthum J.J. Sm. 1912; Bulbophyllum tiagii A.S.Chauhan 1984.
Tên Việt: Cầu hành Devangiri (PHH) Lọng hoa thòng (TH).
Mô tả: Phong lan nhỏ, củ hình trái xoan, lá 1 chiếc. Cuống hoa dài 8-10 phân, hoa môt chiếc to 1.5-2 phân.
Nơi mọc: Gia Lai, Kon Tum.
![]() |
![]() |
- Bulbophyllum reptans (Lindl.) Lindl 1829
Đồng danh: Bulbophyllum grandiflorum Griff not Blume 1851; Bulbophyllum ombrophilum Gagnep. 1950; Bulbophyllum reptans var. acuta Malhotra & Balodi 1984 publ. 1985; Ione racemosa (Sm.) Seidenf.; Phyllorchis reptans (Lindl.) Kuntze; Bulbophyllum clarkei Rchb.f.; Tribrachia reptans Lindl.; Tribrachia racemosa Lindl .
Tên Việt: Cầu diệp bò (PHH), Lọng bò (TH).
Mô tả: Phong lan nhỏ củ tròn mọc xa nhau 5-9 phân, lá 1 chiếc. Chùm hoa cao 10 phân, hoa 3-6 chiếc, to 1 phân, nở từ mùa Xuân đến mùa Thu.
Noi mọc: Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây, Kon Tum, Lâm Đồng.
![]() |
![]() |
- Ceratostylis subulata Blume 1825
Đồng danh: Ceratostylis teres Griff. 1854; Ceratostylis cepula Rchb.f. 1857; Ceratostylis malaccensis Hook.f. 1890.
Tên Việt: Giác thư nhọn (PHH).
Mô tả: Phong lan thành bụi cao 10-20 cm, thân hình trụ, suông, có bẹ ở đáy, dài 4 cm, lá một chiếc dài 7-8 cm, thân và lá liền với nhau. Hoa một chùm 3-4 chiếc, mọc ở đốt gần giữa lá to gần 1 cm; hoa vàng, có lông, phiến hoa hình xoan thon, cao 2,5mm; môi có cọng, đầu hình dùi, giữa có 2 lằn dọc, móng ngắn. Nang bầu dục, dài 5mm. nở từ mùa Xuân đến mùa Thu.
Nơi mọc: Hà Nam Ninh, Thừa Thiên-Huế, Đà Lạt, Lâm Đồng.
![]() |
![]() |
- Cleisostoma birmanicum (Schltr.) Garay 1972
Đồng danh: Sarcanthus birmanicus (Schltr.) Seidenf. & Smitinand 1965; Sarcanthus ophioglossa Guillaumin 1930,
Tên Việt: Mật khâu Miến điện (PHH), Miệng kín hai gai (TH).
Mô tả: Lan phụ sinh, thân hóa gỗ ở gốc, thân, lá cứng. Lá hẹp,dài 8-14cm, ruộng 0,5-0,8 cm, đỉnh có 2 thùy nhỏ. cụm hoa chùm mềm, buông xuống. Hoa màu vàng nhạt và nâu đỏ hay màu vàng lục có vân đỏ. Cánh môi 3 thùy, 2 thùy bên mảnh, thùy giữa kéo dài thành 2 gai mềm, cong. Chùm hoa vài chiếc dài 15-20 cm, hoa 15-20 chiếc, to 2 cm, nở liên tiếp vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Tam Đảo, Vĩnh Phú, Quảng Trị, Nha Trang, Tây Nguyên.
![]() |
![]() |
- Coelogyne prolifera Lindl.1928 ?1930
Đồng danh: Coelogyne flavida Hook. f. ex Lindl 1853; Coelogyne flavida Wall. ex Hook. f. 1896; Pleione flavida (Hook.f. ex Lindl.) Kuntze 1891.
Tên Việt: Xoan thư (PHH), Thanh đạm chồi (TH).
Mô tả: Phong lan cỡ trung, củ mọc xa nhau khoảng 4-5 phân, lá 2 chiếc. Chùm hoa dài 30 phân, hoa 3-10 chiếc, to 1.5 phân nở đồng loạt vào mùa Xuân, đặc biệt hoa cũng nở trên chùm hoa năm trước.
Nơi mọc: Cam Ly, Langbiang, Đà Lạt.
![]() |
![]() |
4. Kết luận
Bước đầu đã xác định được các loài lan có tại vườn, thấy được rằng sự đa dạng sinh học của họ Lan trong lâm phần Khu BTTN Ngọc Linh cao, đã xác định, phát hiện được 50 loài (tại vườn), thuộc 22 chi, trong đó chi dendrobium phong phú nhất với 16 loài, trong số 50 loài xác định tại vườn thì có 06 loài nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam.Từ kết quả trên, có thể đẩy mạnh nghiên cứu ngoài lâm phần thì số lượng loài được xác định sẽ còn phong phú, đa dạng hơn rất nhiều. Để quản lí, bảo tồn tốt đa dạng loài lan nói riêng, đa dạng sinh học nói chung, cần xây dựng bản đồ phát hiện, phân bố các loài trên lâm phân, xây dựng hệ thống thông tin quản lý dữ liệu về tài nguyên rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Hợp, Phong lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp (1998).
- Phạm Hoàng Hộ, cây cỏ Việt Nam tập 3 của NXB Trẻ 2003.
- Nguyễn Thiên Tịch, Lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp 2001
- Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Một số trang Website: org; tropicos.org; wcsp.science.kew.org catalogneoflife.org; hoalanvietnam.org.
THE FIRST STEPS FOR DETERMINING THE DIVERSITY OF THE SPECIES IN THE FIELD NGOC LINH NATURE RESERVE, KON TUM PROVINCE
Le Huu Tuan – Forest Management Officer, Ngoc Linh Nature Reserve, Kon Tum
Abstract: This paper presents the results of a study to determine the diversity of Orchidaceae and the ecological characteristics of orchid species in the orchard and in the Ngoc Linh Nature Reserve by applying the traditional survey, GPS technology, mapinfo software for editing, data management. Research results have identified 50 orchid species, belonging to 22 genera, of which dendrobium has the highest number of species of 17 species (already in the garden). Research identified in the stand of Ngoc Linh Nature Reserve has 16 species in the list of red books in Vietnam, of which 06 species have specimens in the garden.
Lê Hữu Tuấn, Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh.